Nên và không nên làm gì khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng ?

0
196

Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng cần kiêng gì là mối quan tâm hàng đầu của các cha mẹ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ bổ sung kiến thức ấy.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là gì ?

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trên 5 tuổi, các bé sẽ ít bị hơn do sức đề kháng tốt hơn. Căn bệnh này được chia làm 4 cấp độ chính. Trong đó, cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất có thể chăm sóc và điều trị tại nhà mà không cần dùng thuốc. Từ cấp độ 2 đến cấp độ 4, trẻ cần được nhập viện và theo dõi bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Biểu hiện bệnh chân tay miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng, kiêng cữ tốt có thể giúp giảm bớt thời gian cần thiết điều trị, đồng thời cũng giảm tổn thương đến các vết loét giúp chúng không đau đớn mà nhanh lành hơn…

bệnh chân tay miệng kiêng gì
Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Vậy khi trẻ em mắc bệnh chân tay miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi?

Kiêng tắm cho trẻ khi mắc bệnh chân tay miệng là sai lầm

Nhiều cha mẹ quan niệm sai lầm khi kiêng nước cho trẻ bị bệnh chân tay miệng. Việc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ đừng tránh việc tắm cho trẻ, mà hãy vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng những cách sau:

Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng nước sạch giúp hạn chế sự lan truyền bệnh chân tay miệng cho người lành và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích bé rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đúng cách nhằm ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh chân tay miệng qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh chân tay miệng trên đôi tay của trẻ.

trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì
Cha mẹ nên khuyến khích bé rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng thì cần kiêng gì khi ăn uống

Khi mắc căn bệnh này trẻ sẽ rất lười ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Đặc biệt, cơ thể sẽ bị sốt, đau họng,… khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Vì vậy, các bậc cha mẹ cho bé ăn những món bé thích, chia nhỏ các bữa ăn và đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ như sau:

  • Kiêng đồ ăn, thực phẩm có vị cay, nóng, mặn, chua vì chúng tạo thành các cơn đau lên vết loét. Thay vào đó hãy cho bé ăn các thực phẩm như : trứng, cháo loãng hoặc súp, sữa chua, trái cây, bột sắn dây…
  • Các vết loét trong khoang miệng tồn tại dưới dạng vết thương hở, chỉ hơi chạm nhẹ cũng có thể khiến trẻ đau đớn. Vì thế, hãy kiêng thực phẩm cứng cho bé, thực phẩm cứng – rắn dễ tác động lên vết loét thậm chí còn khiến chúng mở rộng nghiêm trọng hơn.
bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì
Nên cho bé ăn cháo hoặc súp khi bị chân tay miệng

Không cho trẻ dùng chung đồ chơi, đồ ăn khi mắc bệnh chân tay miệng

Vì tính chất của bệnh là rất dễ bị lây lan cho nên các bậc cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng chung đồ chơi, đồ ăn với bạn khác. Và khi bé bị bệnh, cha mẹ không cho bé ngậm ti giả và bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn nên được luộc sôi trước khi dùng.

Tuyệt đối không châm chích khi mắc bệnh chân tay miệng

Châm chích cho mụn nước mau vỡ ra chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tuyệt đối tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định bác sĩ khi mắc bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là do virus gây nên, thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị bệnh này trừ khi các vết loét bị nhiễm trùng. Khi thấy bé đau tuyệt đối không cho bé dùng thuốc giảm đau có chứa aspirin bởi nó có thể gây hội chứng Reye hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên bôi các loại thuốc mỡ lên vết loét. Vết loét là vết thương hở, thuốc mỡ khiến chúng không thể khô đi và đóng vảy, nghiêm trọng hơn còn có thể gây nhiễm trùng ngoài da thậm chí là nhiễm trùng máu.

Các biện pháp phòng chống khỏi bệnh chân tay miệng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cách sinh hoạt của bé để tăng cường sức đề kháng cho bé. Đồng thời, hướng dẫn bé cách tự vệ sinh sạch sẽ khi không có người lớn bên cạnh nhắc nhở. Ngoài ra, khi nhận thấy người có triệu chứng bênh ” Chân tay miệng ” thì tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc.

chân tay miệng kiêng gì
Không cho bé chơi chung đồ chơi

Trên đây là những kinh nghiệm xoay quanh vấn đề: ” Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi?”. Bệnh chân tay bệnh nếu phát hiện sớm và chăm sóc cho trẻ đúng cách thì các bậc cha mẹ không phải quá lo lắng. Các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ cách phòng tránh trước thay vì để ” nước đến chân mới nhảy” nhé !